Vải chiffon là gì? Ưu nhược điểm và những đặc tính cần biết

Vải chiffon là gì? Hiện nay, chất vải Chiffon đang được nhiều người chú ý, là chất liệu được sử dụng nhiều hơn trong ngành công nghiệp may mặc, thời trang. Song, vẫn còn khá nhiều điều có lẽ bạn chưa biết rõ. Để có thể chọn và sử dụng đúng loại vải này, mời quý khách hàng và bạn đọc cùng xưởng Balo Túi Xách Việt tìm hiểu về loại Vải chiffon là gì cũng như những ưu nhược điểm, các đặc tính cần biết.

1. Vải Chiffon là gì?

Chiffon hay còn được gọi là vải voan, là một chất liệu vải thoi đơn giản, có phần lưới dệt dạng bán lưới. Vải voan mang lại cho sản phẩm (quần áo, đầm,…) vẻ ngoài sang trọng, quyến rũ. Nhìn chung, loại chất vải Chiffon này khá giống với Ren, chỉ khác là Chiffon được thiết kế với những lỗ hổng khít hơn.

Vải Chiffon là gì?
Vải Chiffon là gì?

Đặc điểm để nhận diện loại vải Chiffon này là độ mềm, mịn, độ bóng vừa phải, sờ vào vải cho cảm giác hơi thô. Vải Chiffon có thể được dệt từ nhiều chất liệu khác nhau như là: vải voan lụa, tơ nhân tạo, sợi tổng hợp,…

2. Nguồn gốc, sự phát triển của chất vải chiffon

Từ “Chiffon” có nguồn gốc từ tiếng Pháp là “Chiffe” – nghĩa là “vải mềm”. Khoảng những năm 1700, vải Chiffon được làm từ lụa và có giá thành rất đắt, nên nó chỉ dành cho giới thượng lưu, quý tộc thời đó.

Cho đến năm 1938, chất liệu Nylon xuất hiện, đã đánh dấu một sự chuyển mình lớn của thị trường vải và thị trường cải Chiffon nói riêng. Nhiều doanh nghiệp sản xuất chất liệu vải mọc lên, hầu hết tập trung vào sản xuất vải Chiffon từ chất liệu Nylon để có giá thành rẻ và số lượng lớn để cạnh tranh.

Vào năm 1958, thêm một sự xuất hiện khác, là chất liệu Polyester đã tạo nên một sức đẩy giá thành và chất lượng của vải Chiffon. Vải chiffon từ đó mà có giá thành rẻ hơn hẳn, dần trở nên phổ biến với nhiều tầng lớp xã hội.

Một trong những đất nước đi đầu trong việc ứng dụng phổ biến vải Chiffon trong lĩnh vực may mặc là Ấn Độ. Trang phục truyền thống ở đất nước này là Sarees, với thành phần chủ yếu là Chiffon. Đặc biệt, ngành công nghiệp phim ảnh ở Ấn Độ (Bollywood) cũng đã góp phần không nhỏ để quảng bá cho loại vải đặc biệt này.

Trang phục Sarees
Trang phục Sarees

Qua những bộ phim Ấn, nội dung, hình ảnh gắn liền với tuổi thơ như là phim: Cô dâu 8 tuổi, Góa phụ nhí,… người xem lại càng quen thuộc hơn với loại vải Chiffon thần thánh này, nhưng không phải ai cũng quan tâm về trang phục, chất liệu mà diễn viên đang mặc.

Cho đến hiện tại, chất liệu Chiffon đã và đang được ứng dụng vào nhiều lĩnh vực khác nhau, phổ biến nhất vẫn là ngành thời trang, may mặc dành cho chị em phụ nữ. Những chiếc áo, váy dạ hội, đầm công sở,… được may từ vải này sẽ giúp phái đẹp trở nên thuần khiết, nữ tính và gợi cảm, thu hút hơn rất nhiều.

3. Phân loại vải chiffon

Phân loại vải chiffon
Phân loại vải chiffon

Nguyên liệu để sản xuất thành vải Chiffon khá đa dạng, chúng được chia thành một số loại phổ biến trên thị trường như:

3.1 Vải Chiffon lụa (còn gọi là voan lụa) 

Đặc điểm: chất liệu vải mỏng, thoáng mát, nhẹ nhàng và cho độ nhám nhất định. Khi dùng tay để xoa xoa 2 mảnh vải với nhau, tay bạn sẽ cảm nhận được rất rõ độ nhám và nghe được tiếng sột soạt phát ra. Loại vải này được dùng để may các bộ váy, đầm… cho các chị em.

3.2 Vải Chiffon hoa nhí

Với đặc tính là mỏng, mát, thoáng khí. Vải có các hoa văn được trang trí trên vải rất xinh đẹp, dịu dàng như là các hoa văn hoa, lá, chim, cây,… Loại vải này thường được sử dụng để lên thiết kế may khăn quàng cổ, váy cưới, áo sơ mi kiểu,…

3.3 Vải Chiffon giả lụa 

Điểm nổi bật của loại chiffon này là khá nhẹ, mềm mại, có độ trơn và một mặt bóng, gần như trong suốt. Cái tên cũng đã nói lên về đặc tính của loại vải này. Chiffon giả lụa được ứng dụng để thiết kế trang phục dạ hội, áo cánh hoặc váy,…

3.4 Vải Pearl chiffon

Được chọn làm từ 100% sợi PE, cho độ lung linh và độ bóng cao. Ngoài ra, Pearl chiffon còn cho độ bền cao, khả năng chống rách khá cao. Vải Pearl chiffon thường được sử dụng để làm chất liệu chính để may trang phục biểu diễn cho các vũ công, nhóm cổ động,…

3.5 Vải Double Faced chiffon

Được làm từ 100% sợi PE, cho độ bền và độ tĩnh điện cao. Ngoài ra, chất liệu này còn có 2 lớp phản quang rất nổi bật. Những bộ đầm dạ hội, đầm dự tiệc thường có chất liệu từ loại vải này.

3.6 Vải Chiffon with Lurex

Loại vải này cho độ mềm mại, nhẹ nhàng. Đây chính là chất liệu dành cho cho các cô gái trẻ và chị em phụ nữ may váy, đầm, áo khoác, váy bó liền thân,…

4. Ưu – Nhược điểm của vải Chiffon

Loại vải này có những thế mạnh nào, liệu chúng có được khắc phục hết các nhược điểm chưa?

4.1 Ưu điểm

Ưu điểm
Ưu điểm
  • Nhẹ nhàng, mềm mại, trong suốt và thoáng khí: với 04 đặc tính này sẽ mang lại chị em các trải nghiệm vô cùng thoải mái và dễ chịu khi diện lên trang phục vải chiffon, nhất là vào mùa hè.
  • Độ bền cao: là ưu điểm nổi bật dùng để phân biệt vải voan tơ với loại vải ren. Trong khi vải ren khá dễ rách thì vải Chiffon thường không hề hấn gì (trừ Chiffon lụa) khi bị vướng.
  • An toàn cho da: không gây kích ứng da, vì được làm từ chất liệu là sợi tổng hợp.
  • Chất liệu và có mẫu mã đa dạng: đáp ứng tốt nhu cầu của người dùng, có thể chọn loại vải bình dân đến cao cấp. Bên cạnh đó, chất liệu này không nhàm chán khi được nhuộm màu sắc và độ bền màu là khá bền, ít bị phai.

4.2 Nhược điểm

  • Khá là khó cắt may: Tuy có độ nhám nhất định, nhưng Chiffon vẫn còn có độ trơn nên sẽ là khó khăn trong việc may mặc, thiết kế với người không chuyên.
  • Khó vệ sinh: Các loại vải Chiffon thường dễ phai màu khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Kéo theo, khi giặt bạn cũng nên cẩn thận.
  • Dễ gây phản cảm nếu như may bạn không sử dụng thêm lớp vải bảo hộ: Do đặc tính trong suốt nên bạn cần lên thiết kế có thêm một lớp vải lót bảo hộ bên trong, tránh bị hở hang, gây mất thiện cảm.

5. Một số lưu ý khi dùng vải Chiffon

Khi chọn mua, mặc hoặc sử dụng để làm thành các sản phẩm khác, bạn cũng nên chú ý một số điều sau:

5.1 Giá thành

Giá thành của vải phụ thuộc khá nhiều vào việc bạn chọn chất liệu, họa tiết và về độ dày của vải. Ngoài ra, giá thành nếu sản xuất tại Nhật cũng đắt hơn giá vải Chiffon được sản xuất ở những nơi khác như là: Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái Lan,…song, mức giá trung bình của loại vải này nằm trong khoảng từ: 70.000 – 140.000 VNĐ.

5.2 Cách nhận biết vải Chiffon

  • Kiểm tra độ bóng, xem màu sắc vải có sắc nét hay nhòe, mờ.
  • Sờ vải để xem có dày không: dày, mềm mịn chắc chắn là vải Chiffon tốt.
  • Xé nhẹ mặt vải một tí để kiểm tra xem vải bị xước hay rách không: nếu không rách chứng tỏ đây là vải Chiffon bền, ngược lại bị xước lớn hay rách thì là vải kém chất lượng.
  • Vải Chiffon có kết cấu mỏng, rất mát, mềm mại, trong suốt và thấm không khí tốt.

5.3 Cách giặt, vệ sinh vải Chiffon

  • Nếu muốn tẩy, chỉ nên sử dụng chất tẩy rửa nhẹ và pha loãng.
  • Hạn chế giặt bằng máy để tránh gây hư hỏng, nhăn nhúm vải.
  • Không vắt đồ may vải Chiffon để tránh gây mất form dáng.
  • Khi phơi, không nên phơi vải bằng móc nhựa, nên dùng móc gỗ hay móc kim loại.
  • Phơi vải ở những nơi thoáng mát, không phơi trực tiếp dưới  ánh sáng mặt trời sẽ gây bay màu vải khi ở nhiệt độ cao.

Trên đây là những thông tin mà bạn cần nên biết vải chiffon là gì? Ưu nhược điểm và những đặc tính cần biết vải Chiffon, xưởng Balo Túi Xách Việt chúc các bạn có thể chọn được những loại vải chiffon ưng ý nhất cho mình. Còn nếu như muốn chọn vải may balo túi xách tốt, giá rẻ hãy liên hệ chúng tôi qua, Hotline: 0909 924 075.

The post Vải chiffon là gì? Ưu nhược điểm và những đặc tính cần biết appeared first on Balo Túi Xách Việt.



source https://balotuixachviet.vn/vai-chiffon-la-gi/

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn