Vải không dệt là gì? Là một loại vải được dùng nguyên vật liệu an toàn, giảm thiểu được tình trạng gây ô nhiễm môi trường. Vải không dệt ngày càng được ưa chuộng và sử dụng rộng rãi có nhiều lý do. Mời bạn cùng Balo Túi Xách Việt tìm hiểu thêm về loại vải này để có thể đặt hàng kịp thời và phù hợp với nhu cầu hiện tại nhé!
1. Vải không dệt là gì?
Cùng tìm hiểu về tên gọi, đặc điểm và công dụng, ứng dụng của vải không dệt trong đời sống hiện nay.
1.1 Khái niệm
Vải không dệt (Non – woven fabric), cái tên nói lên quy trình sản xuất đặc biệt của chúng. Là loại vải không được áp dụng phương pháp dệt thoi hay dệt kim thông thường, mà là chất liệu được dệt nên từ sự kết hợp của các hạt Polypropylene (nhựa tổng hợp). Sau khi đun nóng các hạt này dưới nhiệt độ cao thì sẽ được kéo thành sợi.
Tùy vào mục đích sử dụng của mỗi nhà sản xuất phục vụ theo yêu cầu khách hàng mà sẽ có thêm một số thành phần khác, hoặc không để phù hợp với sản phẩm. Những sợi tổng hợp được đem đi đục màng và sử dụng dung môi hóa chất, hoặc là các máy cơ khí nhiệt học để liên kết các thành phần lại với nhau để sản xuất thành những tấm vải nhẹ và xốp.
1.2. Nguồn gốc
Nguồn gốc của vải không dệt theo tài liệu ghi chép có đề cập đến việc, khi di chuyển liên tục trong thời gian dài trên sa mạc đã làm cho những lữ hành gặp nhiều trở ngại, khó khăn. Vậy nên để tránh làm tổn thương bàn chân người ta đã dùng các búi len để đặt lên dép và nhờ áp lực của bàn chân, độ ẩm cùng với nhiệt độ không khí, các búi len trở thành một chất liệu mềm, nhẹ và xốp (còn được gọi là tiền thân của loại vải không dệt hiện nay).
Tại Châu Âu ở thế kỷ XIX, Kỹ sư may Garnett được xem là “cha đẻ” của loại vải không dệt. Đó là khi ông phát hiện ra công dụng tuyệt vời của chất xơ này trong quá trình sản xuất. Thời điểm đó, nước Anh là một trong những nước dẫn đầu trong ngành công nghiệp dệt may, khi sản xuất Garnett nhận thấy có một lượng lớn chất xơ bị bỏ đi lãng phí trong khi cắt. Sau nghiên cứu và chế tạo ra một loại thiết bị có thể cắt xơ thừa lại thành sợi để dùng làm ruột gối. Sau đó ông phát triển phương pháp của mình thông qua việc gắn chúng lại với nhau bằng keo dán.
1.3. Quy trình sản xuất
Nguyên liệu để sản xuất thành vải không dệt bao gồm: xơ cho công nghiệp giấy, xơ cho công nghiệp dệt và filament (một dạng sợi polyester cơ bản). Những nguyên liệu này được đưa vào sản xuất thông qua 04 bước chính để tạo thành thành phẩm hoàn chỉnh.
B1: Tạo màng vải
Được tạo ra bằng phương pháp ướt hoặc khí. Sử dụng máy chải để tạo màng cùng với các phương pháp như: MB, SB kéo màng tốc độ cao,…
B2: Xếp màng xơ
Những sợi tổng hợp được xếp thành lớp ngang, kéo dãn trên máy và tiếp theo sẽ được trộn, uốn thành các màng xơ.
B3: Liên kết màng xơ
Các màng xơ được liên kết lại với nhau bằng phương pháp: làm rối thủy lực, xuyên kim, hóa học hoặc dùng sóng siêu âm, cán lá và kết dính nhiệt…Mỗi phương pháp liên kết mang lại cho sản phẩm đặc tính khác nhau để đáp ứng đa dạng mục đích sử dụng.
B4: Xử lý hoàn tất
Hoàn tất quy trình bằng cách tráng phủ và đốt lên bề mặt vải, sau đó tiến hành in và dát mỏng vải theo yêu cầu.
2. Đặc điểm vải không dệt
Ưu và nhược điểm của loại vải không dệt này gồm:
2.1 Ưu điểm của vải không dệt
Có 05 ưu điểm mà loại vải không dệt khiến nhiều người ưa chuộng sử dụng, bao gồm:
2.1.1 Độ bền cao, chịu lực tốt
Vải có độ đàn hồi cao, khả năng chịu lực tốt là nhờ các đặc tính của hạt nhựa tổng hợp. Một chiếc túi vải không dệt thường nặng từ 03 – 10kg.
2.1.2. Thân thiện với môi trường
Với khả năng tự phân hủy, sau khi chôn xuống môi trường đất tự nhiên, quá trình phân hủy diễn ra với vải không dệt vì vậy mà chất liệu này không gây ra ô nhiễm môi trường, không ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người sử dụng.
Quá trình phân hủy của vải không dệt: Trong 2 năm đầu, có 60% trọng lượng sản phẩm được phân hủy và dần dần biến mất trong khoảng 5- 7 năm.
2.1.3. Giá thành thấp
Đây là yếu tố ảnh hưởng lớn đến quyết định mua sắm hay đặt hàng của người tiêu dùng, doanh nghiệp. Việc sử dụng vải không dệt sẽ đóng góp lớn vào việc giảm chi phí sản xuất và đóng gói. Tuy chênh lệch về mức giá, nhưng xét về mặt chất lượng thì vải không dệt không hề thua kém các chất liệu tốt khác, có cùng mục đích sử dụng như giấy, vải dệt hoặc là vải bạt.
2.1.4 Màu sắc đồng bộ
Chất tạo nên vải không dệt là hạt Polypropylene, cho nên việc nhuộm hay dệt vải trong quá trình sản xuất đều được lược bỏ. Thay vào đó, các xưởng sản xuất sẽ điều chỉnh màu sắc phù hợp với thị yếu. Đây là một tính năng ưu việt nhất của loại vải này.
Để kiểm tra màu sắc có đồng bộ không bằng cách: đặt chất liệu đó dưới ánh sáng và quan sát, nếu vải bạn sử dụng phân bố màu không đều như có chỗ đậm, chỗ nhạt sẽ có thể gây giảm chất lượng sản phẩm.
2.1.5. In ấn dễ dàng
In ấn trên bề mặt vải không dệt sẽ mang lại thông tin và hình ảnh được hiển thị rõ nét. Nhờ đó mà túi vải không dệt dần trở nên phổ biến trong ngành bán lẻ khắp thế giới. Bên cạnh đó, việc in ấn trên vải không dệt cũng đòi hỏi một số kỹ thuật nhất định như là: kỹ năng xử lý chất liệu để đảm bảo độ phân bố màu sắc, kỹ năng tạo hình ảnh thu hút và bắt mắt.
2.2. Nhược điểm
Khả năng thấm hút tốt và tự phân hủy trong môi trường tự nhiên nên vải không dệt sẽ không thể bảo quản trong thời gian dài, sẽ rất nhanh hủy khi gặp môi trường nước (vải sẽ trở nên kém bền và dễ bị biến đổi).
3. Ứng dụng của chất liệu vải không dệt
Với các đặc điểm nổi bật, vải không dệt ngày càng trở nên phổ biến. Một số các ứng dụng của vải như:
3.1. Nông nghiệp
Vải không dệt được dùng để giúp nông dân ngăn côn trùng, góp phần bảo vệ cây trồng khỏi sâu bệnh hại, giúp giữ ẩm cho hạt nảy mầm nhanh hơn,… Vì sản phẩm có trọng lượng rất nhẹ nên dễ dàng sử dụng trong quá trình canh tác, không mất thời gian và công sức.
3.2. Y tế
Trong lĩnh vực y tế, vải không dệt được sử dụng với số lượng lớn như là sản xuất đồng phục như áo phẫu thuật, áo cách ly dành cho bác sĩ của bệnh viện. Phổ biến hơn chính là để sản xuất khẩu trang.
Ngoài ra, còn được dùng để sản xuất các vật dụng thường xuyên tiếp xúc với da cho những đối tượng cần độ an toàn cao, và cần tính năng dễ phân hủy sau khi sử dụng. Vải không dệt đáp ứng được những yêu cầu này và khẳng định vai trò, tầm quan trọng của mình trong đời sống.
3.3. Trong ngành may mặc
Với đặc tính dẻo dai và in ấn tốt nên túi vải không dệt ngày càng được sử dụng nhiều trong lĩnh vực may mặc, nổi bật nhất là các thể loại túi vải không dệt.
Túi vải không dệt được xưởng Balo Túi Xách Việt sử dụng để may, gia công các đơn hàng may túi quà tặng, túi quảng cáo cho công ty, hoặc làm quà tặng trong hội chợ triển lãm, các sự kiện.
Tùy vào mục đích kinh doanh, sử dụng mà khách hàng cao thể yêu cầu các nhà sản xuất tạo ra sản phẩm là các kiểu dáng túi xách phù hợp nhu cầu, giá cả, kích thước lẫn màu sắc và thông tin in trên túi. Bên cạnh đó, vải không dệt cũng được sử dụng ngày càng phổ biến hơn trong sản xuất, may trang phục như dùng làm miếng lót quần áo, trang phục biểu diễn và đế giày và lót giày.
Mẫu túi vải không dệt tại Balo Túi Xách Việt:
3.4. Đồ bảo hộ lao động
Đồ bảo hộ lao động luôn đề cao tính an toàn và nhanh chóng, vì vậy mà chất liệu vải không dệt được dùng để tạo ra các thiết bị bảo hộ như là: quần áo, găng tay, mặt nạ chống khói, mặt nạ chống bụi hay giày bảo hộ,…
3.5. Lĩnh vực hàng không
Vải không dệt hiện nay đang được sử dụng nhiều trong ngành hàng không. Cụ thể như là sản xuất đồ nội thất máy bay, đồ dùng một lần cho khách nhờ vào đặc điểm khó cháy, nhẹ và tiện dụng.
Vải không dệt là gì? Là loại vải có nguồn gốc từ tự nhiên nên có nhiều đặc điểm nổi bật và ngày càng được ứng dụng cao trong đời sống. Hy vọng các bạn hiểu hơn về chất liệu này.
Để có thể đặt đơn hàng may túi xách vải không dệt uy tín, chất lượng sản phẩm cao và giá thành rẻ, đặt may theo yêu cầu, Quý khách hàng vui lòng liên hệ Xưởng Balo Túi Xách Việt qua, Hotline: 0909 924 075.
The post Vải không dệt là gì? Ưu nhược điểm và những ứng dụng appeared first on Balo Túi Xách Việt.
source https://balotuixachviet.vn/vai-khong-det-la-gi/