Vải nhung là gì? Đặc điểm nổi bật và những ứng dụng hữu ích

Vải nhung là gì? Rất nhiều người mê loại vải này, từ quần áo cho đến các sản phẩm túi xách,rèm cửa,…Chất liệu này có ưu điểm gì, là loại vải dành cho giới quý tộc, có đắt không? Nếu bạn đang quan tâm và tìm hiểu thêm về vải nhung, mời bạn cùng Balo Túi Xách Việt đi sâu hơn về loại vải này ngay sau đây.

1. Vải nhung là gì?

Vải nhung là gì?
Vải nhung là gì?

Vải nhung (theo tiếng anh có tên là: Velvet fabric), là một chất liệu mềm, mịn và rất mượt, có khả năng giữ ấm tốt. Đặc điểm nhận dạng   của loại vải này là có vẻ ngoài sáng bóng, sang trọng, khi cầm sẽ thấy nặng tay hơn so với nhiều loại vải lụa, lanh,…

Bề mặt vải nhung là tập hợp những sợi dày được xếp sát vào nhau. Chúng có độ dài bằng nhau tạo nên sự mượt mà, bóng bẩy và độ bóng mượt.

Thời xưa, việc dệt loại vải này rất khó vì vậy mà nó có giá thành rắt đắc, và được dành cho người giàu có, giới quý tộc sử dụng. Vì thế mà người ta thường nhắc đến vải nhung là biểu tượng của quyền lực và sự giàu có xa hoa.

2. Nguồn gốc vải nhung

Theo ghi chép, vải nhung được xuất hiện lần đầu tiên vào thế kỷ 14 sau công nguyên, và tin rằng chất liệu nhung có nguồn gốc từ các nước Đông Á, trước khi theo con đường tơ lụa vào châu Âu.

Vải nhung phổ biến nhất là vào thời Phục Hưng ở châu Âu, phổ biến ở các nước vùng Địa Trung Hải, sau đó được lan rộng ra toàn châu Âu. Nước Ý trở thành trung tâm sản xuất vải nhung thống trị toàn châu Âu, dù vậy, loại vải nhung của châu Á vẫn được đánh giá cao nhất về chất lượng, độ mềm cũng như có giá cả đắt đỏ.

3. Đặc điểm chung của vải nhung

Vải nhưng có các đặc tính nào nổi bật nhất?

3.1 Bề mặt vải

Bề mặt vải
Bề mặt vải

Điểm nổi bật nhất có lẽ là bề mặt vải gồm những sợi lông ngắn nên cho khả năng phản xạ ánh sáng tốt, tạo được độ bóng cao, tạo ra được nhiều tone màu khác biệt trên cùng một tấm vải. Khi chạm tay vào bề mặt sẽ có cảm giác rất mướt tay, mềm mịn, khi mặc trang phục vải nhưng có độ rũ tốt, mềm mượt.

3.2 Đặc tính vật lý

Trọng lượng vải khá nặng hơn so với các loại vải thông thường khác. Mỗi tấm vải nhung thường có hai mặt: mặt nhung bên ngoài mềm mịn và một mặt còn lại khá trơn.

Có cấu trúc là những sợi ngắn được xếp dày lại với nhau nên tính đàn hồi của vải nhung khá kém nhưng cho khả năng giữ nhiệt tốt.

4. Quy trình sản xuất vải nhung

Vải nhung được sản xuất từ lụa tơ tằm bằng cách nuôi tằm lấy kén rồi kéo thành sợi tơ để dệt nên vải nhung, quá trình này mất nhiều thời gian và công sức nên giá thành của loại vải nhung này rất cao.

Một loại nhung khác có mặt trên thị trường với giá rẻ hơn rất nhiều. Loại nhung này được sản xuất từ nhiều loại vật liệu gồm: tơ nhân tạo (rayon) được kéo ra từ việc hóa dầu thành sợi. Hoặc là sẽ thêm sợi bông (cotton), lanh (linen),…vào dệt chung với sợi tơ tằm và tạo ra sản phẩm vải nhung giá rẻ.

Quy trình sản xuất vải nhung
Quy trình sản xuất vải nhung

Nếu như dệt theo cách truyền thống, vải nhung là được dệt trên một khung cửi và có thể sản xuất được hai tấm vải cùng lúc (được gọi là vải đôi). Những lớp vải này sẽ được tách ra và được cuộn lại thành nhiều cuộn.

Vải nhung truyền thống (velvet) thường được dệt bằng sợi dọc. Còn vải nhung phổ biến (velveteen) lại được dệt bằng sợi ngang. Quá trình sản xuất của hai loại này khá là giống nhau. Duy có điểm khác nhau rõ nhất là velvet được sản xuất từ lụa còn velveteen thì có trộn thêm sợi bông. Chính vì vậy mà kết cấu và chất lượng của velveteen sẽ không bằng so với sợi velveteen.

Riêng với loại sợi nhân tạo này người ta có thể nhuộm màu trước khi dệt để tạo ra nhiều sản phẩm có nhiều màu sắc như ý. Nhung tổng hợp có thể được tổng hợp từ polyester, nylon, viscose hoặc rayon.

5. Ưu và nhược điểm của vải nhung

Một số ưu điểm và hạn chế của loại vải nổi tiếng này như sau:

5.1 Ưu điểm

  • Có bề mặt mềm mại và giữ nhiệt tốt
  • Khả năng bắt sáng, tạo nên độ bóng bẩy nên mang lại sự sang trọng, quý phái cho các vật dụng và ở không gian được trang trí.
  • Rất thích hợp cho phong cách cổ điển, cách tân.
  • Vải nhung tạo nên cảm giác quyến rũ, cuốn hút và đảm bảo độ thanh lịch cho người mặc.

5.2 Nhược điểm

  • Vải nhung khá nặng, các trang phục cần nhiều vải nhung như áo choàng, váy dạ hội sẽ gây nặng nề cho người mặc.
  • Cẩn thận khi sử dụng trang phục vải nhung, nếu không thì màu sắc và kiểu dáng thì sẽ khiến cho người mặc trở nên già trước tuổi.
  • Rất dễ bám bụi bẩn, nhưng khó làm sạch do cấu trúc vải dày.
  • Rất khó để làm khô hay giặt tay bình thường. Giặt khô đối với các sản phẩm làm từ vải nhung nhưng cách này cũng khá tốn kém.
  • Giá của vải nhung khá cao.

6. Phân loại chất liệu vải nhung

Có nhiều cách để phân biệt vải nhung, như là dựa vào nguồn gốc xuất xứ, chất lượng sản phẩm và cách dệt,… như các cách sau:

6.1 Theo nguồn gốc xuất xứ

Phân loại theo các nước sản xuất vải nhung:

  • Vải nhung Hàn Quốc
  • Vải nhung Trung Quốc
  • Vải nhung Italia
  • Vải nhung Kashmir
  • Vải nhung Irag

6.2 Phân loại vải nhung theo tính chất

Dựa vào tính chất vải mà người ta thường phân chia vải nhung thành 5 loại như sau:

6.2.1 Vải nhung Crushed (được gọi là nhung nghiền)

Đặc điểm là cho vẻ ngoài sáng bóng, kết cấu độc đáo. Các hoa văn trên vải được tạo ra bằng cách xoắn vải trong khi vải ướt, hoặc là  nhấn cọc vải xuống theo nhiều hướng khác nhau.

6.2.2 Vải nhung Embossed (vải nhung nổi)

Người thợ sẽ dùng các con dấu có khắc họa tiết, dùng nhiệt để ép con dấu xuống bề mặt vải nhung để tạo nên nhưng mô hình hoa văn họa tiết. Loại này thường được sử dụng trong trang trí nội thất.

6.2.3 Vải nhung Plain (vải nhung trơn)

Được làm từ sự kết hợp giữa sợi tơ tằm và sợi bông. Chất liệu nhung này nặng hơn nhung làm từ lụa hoặc sợi tổng hợp; có độ co giãn, độ đàn hồi kém.

6.2.4 Vải nhung Ciselé (Vải nhung có nhiều họa tiết)

Người thợ sẽ cắt các phần nhung theo hình họa tiết mong muốn. Trên miếng vải sẽ có 2 phần: một phần có bề mặt nhung và một phần thì không do đã bị cắt đi. Vải nhung Ciselé được dùng trong các tác phẩm nghệ thuật bằng vải nhung, trong các cung điện xa hoa.

6.2.5 Vải nhung Chiffon 

Loại vải này khá nhẹ vì được làm từ vải lụa tơ tằm.

7. Ứng Dụng Của Vải Nhung

Vải nhung được sử dụng nhiều trong hoàng gia, quý tộc xưa. Ngày nay, vải nhung được các nhà thiết kế nội thất và thời trang yêu thích.

7.1 Trong thiết kế nội thất

Với tính chất sang trọng, vải nhung thường được sử dụng trong các không gian có diện tích rộng rãi như ở các khu biệt thự, căn penthouse, hay các căn hộ cao cấp,…

Trong nội thất gia đình, nhung được ứng dụng để làm các vật dụng như: Ghế sofa vải nhung, với bề mặt mềm mại sẽ tạo cảm giác dễ chịu, êm ái cho chủ nhà nghỉ ngơi. Với sự sáng bóng tạo nên nét sang trọng, sofa bằng nhung tạo nên được điểm nhấn thanh lịch cho  phòng khách. Bên cạnh đó là: gối nhung, rèm cửa, chăn ga nệm,..

7.2 Vải nhung trong ngành thời trang

Vải nhung trong ngành thời trang
Vải nhung trong ngành thời trang

Thời xưa, vải nhung thường được các bà các mẹ may áo, áo dài.  Ngày nay vải nhung đã quay lại làng thời trang và mang tới nét cá tính và tăng độ quyến rũ ngọt ngào của chị em phụ nữ qua các trang phục hiện đại hơn.

7.3 Túi xách bằng vải nhung

Túi xách vải nhung luôn mang lại độ bóng bẩy cao, làm bật các chi tiết khác của túi. Tùy theo nhu cầu, mục đích đặt may túi xách bằng vải nhung mà xưởng Balo Túi Xách Việt sẽ lên thiets kế phù hợp theo yêu cầu.

Túi xách vải nhung sản xuất tại xưởng Balo Túi Xách Việt luôn có giá thành rẻ tận xưởng, tư vấn thiết kế dựa theo ý tưởng hoặc hàng mẫu mà khách hàng mong muốn.

Vải nhung là gì? Hiện tại nếu như quý khách hàng đang có nhu cầu tư vấn thêm về ý tưởng, mẫu mã có thể liên lạc với xưởng để có quyết định, giải pháp phù hợp nhất.

Xưởng may túi xách vải nhung Balo Túi Xách Việt, xin vui lòng liên hệ qua Hotline: 0909 924 075

The post Vải nhung là gì? Đặc điểm nổi bật và những ứng dụng hữu ích appeared first on Balo Túi Xách Việt.



source https://balotuixachviet.vn/vai-nhung-la-gi/

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn