Những chiếc quần jeans bụi bặm có lẽ là một item không thể thiếu trong tủ đồ của các bạn trẻ hiện nay. vải jeans là một chất liệu được sử dụng khá phổ biến trong các thiết kế thời trang mang xu hướng tuổi trẻ. Vậy bạn có thắc mắc vải jeans là loại vải như thế nào không? Chúng có nguồn gốc từ đâu và có những đặc điểm gì? Đáp án của những câu hỏi này nằm trong bài viết dưới đây đấy. Cùng Balo Túi Xách Việt khám phá nhé!
1. Nguồn gốc xuất xứ của vải jeans
Vải jeans hay còn có tên gọi khác là vải bò, vải thô. Chất liệu này thường được sản xuất từ sợi cotton duck và có màu xanh tự nhiên. Cấu trúc loại vải này có được độ bền khá cao, và hiếm khi bị mài mòn sau thời gian dài sử dụng
Vào thế kỷ 19 tại California, Leob Straus, người được xem là cha đẻ của chất liệu này, đã lần đầu tiên tạo ra nó. Chất liệu này ban đầu được sản xuất từ một loại vải chuyên dùng làm lều, trại. Chúng có đặc tính bền bỉ rất cao.
Tuy nhiên thuở bấy giờ, vải quần không có được độ co giãn, do vậy rất khó khăn khi sử dụng. Chính vì thế, người ta đã cải tiến vào thêm sợi denim vào quá trình dệt. Giúp chúng có được độ co giãn hoàn hảo
Sau đó, một người thơ may tên là Jacob Davis đã thay đổi thiết kế túi bằng cách tán đinh cố định. Nhằm hạn chế việc túi quần bị rách, tưa. Đây được gọi là mẫu túi đồng hồ. quần jeans cũng vì thế mà được gọi là 5-pocket.
Những thập niên kế tiếp, quần jeans nhanh chóng trở nên phổ biến và trở thành biểu tượng của sự cá tính. Và vào thập niên 80 của thế kỷ XX, mẫu quần jeans cao cấp ra đời góp phần làm cho vải jeans nâng cao được giá trị.
Ngày nay, loại vải này vẫn được sử dụng vô cùng phổ biến. Không còn là màu xanh đơn điệu, chúng đã được người ta biến tấu và cho ra đời nhiều mẫu mã, màu sắc khác nhau.
Xem thêm: Vải Fabric Là Gì? Hướng Dẫn Phân Biệt Vải Fabric Và Textile Chuẩn
2. Vải jeans được sản xuất theo quy trình như thế nào?
Tương tự như các chất liệu khác, vải jeans cũng được sản xuất theo quy trình nghiêm ngặt. Tuỳ vào nhiều nhà sản xuất và mục đích sử dụng khác nhau. Các công đoạn làm thành vải cũng có sự khác biệt. Tuy nhiên, về cơ bản quy trình sản xuất jeans gồm 2 công đoạn chinh:
2.1 Cán sợi bông
Vải jeans được tạo ra từ những xơ bông có nguồn gốc tự nhiên. Ban đầu, sau khi thu hoạch và xử lý, sợi bông sẽ được đóng thành kiện và tách búi. Sau đó chúng sẽ được vận chuyển đến các xưởng sản xuất
Tại đây, người ta sẽ tiến hành chọn lọc và làm sạch xơ bông. Sau đó chuyển chúng đến máy kéo sợi. Ở công đoạn này, sợi bông sẽ được làm xoắn lại. Sau đó, người ta có thể linh hoạt trong việc giữ nguyên màu hoặc tiến hành nhuộm.
2.2 Tiến hành sản xuất vải
Những sợi bông sau đó tiếp tục được nhúng qua một lớp keo mỏng. Điều này góp phần làm tăng độ bền cứng cho vải.
Sợi vải cuối cùng được mang đi dệt và cho ra sản phẩm vải hoàn chỉnh.
Ở bước cuối cùng, những người thợ sẽ tiến hành kiểm tra và loại bỏ chỉ thừa cũng như các xơ vải còn sót trên bề mặt.
Vải jeans thành phẩm sau đó sẽ mang đi tiêu thụ. Hoặc cắt may thành các sản phẩm thời trang độc đáo.
3. Các đặc điểm nổi bật của vải jeans bạn nên biết
Vải jeans có những ưu điểm nổi bật gì. Cùng tìm hiểu nhé.
3.1 Ưu điểm của vải jeans là gì?
Độ bền cao: Có thể nói, vải jeans sở hữu độ bền khá cao mà khó có loại vải nào có thể bì được. Dù sử dụng trong thời gian dài, cấu trúc vải cũng rất khó bị mục, sờn rách hay co nhăn.
Thoáng khí: tuy sở hữu cấu trúc vải tương đối dày. Nhưng bề mặt vải jeans lại vô cùng thoáng khí. Bên cạnh đó, chúng cũng có khả năng giữ nhiệt khá tốt. Do vậy, người dùng có thể thoải mái sử dụng trong bất kỳ điều kiện thời tiết nào.
Tính thẩm mỹ cao: sở hữu tông màu xanh trầm xen lẫn những đường vân trắng độc đáo. Từ xưa đến nay, vải jeans luôn được xem là biểu tượng của phong cách thời trang năng động, cách tính. Bên cạnh đó, chúng còn xen lẫn đôi nét bụi bặm và một chút nổi loạn.
3.2 Nhược điểm của chất vải jeans
Bên cạnh những ưu điểm nổi bật, thì vải jeans vẫn còn một vài hạn chế.
Độ co giãn thấp: vải jeans có cấu trúc khá dày, bề mặt vải cũng tương đối thô cứng. Do vậy chúng không có được độ đàn hồi cao. Tuy nhiên, người ta đã khắc phục nhược điểm này bằng cách thêm sợi denim vào quá trình sản xuất. Từ đó cho ra đời chất liệu jeans có được độ co giãn cao
Thoát hơi kém: Cấu trúc vải cứng và sợi dệt dày đặt khiến lớp vải trông khá bí. Độ thấm hút mồ hôi cũng không được đánh giá cao. Khi giặt, thời gian làm khô vải cũng tương đối lâu hơn các chất liệu khác.
4. Phân loại vải jeans như thế nào?
Cũng giống như các loại vải khác, vải jeans cũng được phân thành nhiều loại. Người ta thường phân loại jeans dựa theo 2 nhân tố. Độ co giãn của vải và thành phần vải.
4.1 Căn cứ vào độ co giãn
Dựa vào yếu tố này, người ta chia chất liệu jeans thành 2 loại:
- Cotton jeans: Đây là chất liệu được kết hợp giữa jean và sợi cotton. Chúng thường có độ co giãn khá kém. và được dùng trong sản xuất quần jeans ống rộng
- Skinny jeans: Chất liệu này có độ co giãn đặc biệt tốt. Vì thế, chúng được ứng dụng trong các trang phục bó sát. Giúp tôn lên đường nét cơ thể, ví dụ như: quần jeans ống đứng, ống nhỏ,…
4.2 Căn cứ vào thành phần của vải
Dựa vào thành phần có trong vải, chất liệu jeans được chia thành 4 loại chính:
- Jeans thun: Đây là chất liệu có giá thành khá cao. Được sản xuất từ 98-99% cotton và 1% sợi spandex
- Jeans cotton: loại vải này được sản xuất từ 100% sợi cotton. Do vậy, chúng có độ co giãn khá kém và rất dễ nhăn.
- Jeans Poly: Bằng cách pha sợi nhân tạo poly vào thành phần vải. Người ta đã tạo ra chất liệu jeans có mức giá khá cạnh tranh
- Jeans tái chế: đây là chất liệu jeans có giá thành thấp nhất. Chúng thường có độ thô cứng khá cao và rất khó vận động khi sử dụng.
5. Phương pháp bảo quản vải jeans đúng cách
Để giúp vải jeans có được tuổi thọ cao. Người dùng cần lưu ý những bước bảo quản vải dưới đây.
- Khi mới mua sản phẩm về, bạn nên ngâm và giặt sạch vải. Nhằm loại bỏ hoàn toàn các tạp chất, bụi bẩn cũng như nấm mốc trên bề mặt vải
- Khi giặt, nên lộn ngược bề trái của vải ra ngoài. Điều này sẽ giúp lớp vải giữ được màu lâu hơn
- Tránh giặt vải jeans vào những ngày trời mưa, ẩm ướt. Vì vải tương đối lâu khô nên. nếu lớp vải bị ẩm trong thời gian dài sẽ tạo điều kiện cho các loại nấm mốc phát triển
- Bạn cũng có thể sử dụng chế độ làm sát của thiết bị thông dụng nhằm hong khô vải
- Cần hạn chế sử dụng nhiệt để làm khô vải. Tác động của nhiệt độ cao sẽ làm hỏng cấu trúc của lớp vải.
6. Vải jeans được ứng dụng vào lĩnh vực nào?
Sở hữu nhiều ưu điểm nổi bật cho nên vải jeans được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực
6.1 Đối với ngành thời trang
Trong lĩnh vực thời trang, vải jeans là chất liệu được các bạn trẻ vô cùng ưa chuộng. Chúng không chỉ có giá thành rẻ, mà còn sở hữu phong cách trẻ trung, thời thượng
Chính vì thế, chúng được các nhà thiết kế ưu tiên và cho may thành nhiều sản phẩm khác nhau. Không chỉ riêng quần jeans, loại vải này còn được làm thành áo khoác, chân váy, áo sơ mi, túi xách,… Ngoài ra, hiện nay, người ta còn sản xuất giày thể thao jeans năng động.
6.2 Công dụng đối với lĩnh vực khác
Bên cạnh thời trang, chất liệu này còn được dùng trong sản xuất đồ dùng gia dụng. Các thiết kế chăn ga gối đệm từ jeans luôn nhận được sự yêu thích từ người dùng. Bên cạnh đó, chất liệu này còn được ứng dụng trong sản xuất rèm cửa, bọc sofa,…
Qua bài viết này, có thể thấy vải jeans là chất liệu vải tự nhiên đang rất được ưa chuộng trong phong cách thời trang hiện đại. Chúng không chỉ được ứng dụng trong lĩnh vực thời trang, mà còn được sử dụng nhiều trong các thiết kế nội thất. Hy vọng rằng những thông tin trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về chất liệu vải đặc biệt này
Có thể bạn quan tâm: Hướng dẫn cách may túi xách bằng vải jean đơn giản
The post Vải Jeans Là Gì? Đặc Điểm Nổi Bật Và Phân Loại Bạn Nên Biết appeared first on Balo Túi Xách Việt.
source https://balotuixachviet.vn/vai-jeans/